Thông tin hữu ích

#10 thương hiệu KHẨU TRANG Y TẾ KHÔNG ĐẠT CHUẨN [phải tránh xa]

KHẨU TRANG Y TẾ KHÔNG ĐẠT CHUẨN

Tổng hợp các thương hiệu KHẨU TRANG Y TẾ KHÔNG ĐẠT CHUẨN [phải tránh xa – cập nhật thường xuyên]

Nhiều người tiêu dùng hiện nay không hề biết được các loại khẩu trang y tế nào tốt, vì có quá nhiều thường hiệu khẩu trang y tế bán tràn lan trên mạng online, hay các trang thương mại điện tử, như Shopee, Lazada, Tiki,… Chúng ta nếu bình thường thì không thể nào biết được chất liệu sản xuất vải khẩu trang y tế có đạt chuẩn hay không, khẩu trang giả, hay thương hiệu khẩu trang y tế bị làm nhái vỏ hộp bên ngoài nhưng ruột bên trong thì là loại khẩu trang y tế khác, hay là các nhà máy sản xuất khẩu trang y tế chưa đăng ký kinh doanh và đăng ký mẫu thử khẩu trang để kiểm tra chất lượng,…

Để giải quyết những mối lo khi mua khẩu trang y tế đúng chuẩn, chính hãng; sau đây Khẩu Trang N99 sẽ tổng hợp cho các bạn biết những loại khẩu trang y tế không đạt chuẩn mà chúng ta phải tránh xa nhé.

Khẩu trang DAHAKI

Khẩu trang y tế 4 lớp kháng khuẩn hộp 50c DAHAKI

Theo như quảng cáo từ website DAHAKI FACE MASK :

  • Có thiết kế gồm 4 lớp: 2 lớp vải không dệt, 2 lớp lọc bụi và vi khuẩn cao cấp được làm từ chất liệu tự nhiên mềm mịn, không kích ứng da.
  • Khẩu trang có thanh nẹp mũi giúp cố định tốt hơn, đảm bảo lọc bỏ hoàn toàn các loại khí có hại, bụi bẩn, vi khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp.
  • Khẩu trang có kích thước vừa phải, dây đeo thun co giãn tốt, không thấm nước, không gây dị ứng da, tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng

Tuy nhiên theo báo Thanhnien.vn

Công an thành phố Hải Phòng và Sở Y tế thành phố Hải Phòng vừa phát hiện một cơ sở sản xuất khẩu trang kháng khuẩn 4 lớp trái phép mang nhãn hiệu DAHAKI.

Ngày 14.2, Công an thành phố Hải Phòng đã thông tin về việc tạm giữ 17.500 khẩu trang kháng khuẩn 4 lớp nhãn hiệu DAHAKI.

Trước đó, vào lúc 9 giờ ngày 13.2, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Hải Phòng, Cục Quản lý thị trường Hải Phòng cùng Thanh tra Sở Y tế thành phố Hải Phòng tiến hành kiểm tra xe ô tô mang biển số 15C – 310.80 và phát hiện 350 hộp chứa 17.500 khẩu trang kháng khuẩn 4 lớp nhãn hiệu DAHAKI.

Lái xe ô tô là Nguyễn Quang Chính (41 tuổi) đã không xuất trình được hóa đơn, chứng từ liên quan đến số khẩu trang trên.

 

Tiếp tục làm rõ, cơ quan chức năng xác định, số khẩu trang hiệu DAHAKI này được sản xuất tại xưởng của Công ty TNHH Thương mại và sản xuất DAHAKI ở thôn Đào Yêu (xã Hồng Thái, huyện An Dương, Hải Phòng), do ông Đặng Hùng Cường (38 tuổi) làm giám đốc.

Khẩu trang do công ty này sản xuất chưa được kiểm định chất lượngchưa tiến hành công bố chất lượng sản phẩm.

Cơ quan chức năng đã đình chỉ việc sản xuất khẩu trang của Công ty TNHH Thương mại và sản xuất DAHAKI để tiếp tục làm rõ vụ việc.

Theo Công an thành phố Hải Phòng, trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khẩu trang đang là mặt hàng bán chạy nên ở một số địa phương đã xuất hiện các cơ sở sản xuất khẩu trang kém chất lượng để bán kiếm lời.

Khẩu trang y tế Tulips

Công ty TNHH Việt Hàn là nơi sản xuất khẩu trang y tế Tulips làm khẩu trang giả từ giấy vệ sinh

Ngày 13/2, ông Hoàng Đại Nghĩa, Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) cho biết, hôm nay đơn vị cùng Tổng Cục Quản lý thị trường, Công an TP Hà Nội bất ngờ kiểm tra cơ sở sản xuất khẩu trang tại Công ty TNHH Việt Hàn (ở xã Minh Cường, huyện Thường Tín, Hà Nội).

Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở này sản xuất khẩu trang bằng “công nghệ” khiến nhiều người vô cùng ngạc nhiên…. Đó là khẩu trang bằng giấy vệ sinh.

Khai nhận với cơ quan chức năng, anh Nguyễn Văn Long, thợ kỹ thuật của công ty TNHH Việt Hàn chuyên sản xuất khẩu trang khai nhận trước đó đã mua một cuộn giấy vệ sinh từ Bắc Ninh có trọng lượng 40kg từ Bắc Ninh sau đó đưa về cơ sở sản xuất ở xã Minh Cường, huyện Thường Tín.

Giấy ăn thông thường này sẽ được đưa vào máy cho chạy vào khẩu trang 4 lớp thay cho lớp vải kháng khuẩn. Với số lượng 40kg giấy vệ sinh sẽ sản xuất ra khoảng 2-3 thùng mỗi thùng 50 hộp, mỗi hộp 50 chiếc (tương đương 5000-7500 chiếc khẩu trang).

Nam nhân viên này khai đã sản xuất khẩu trang bằng giấy vệ sinh từ ngày mùng 2,3 Tết và đã bán một số lượng ra thị trường, hiện còn một số lượng chưa kịp bán thì bị lực lượng chức năng phát hiện.

Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 1 cho biết, hiện đơn vị đang tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng làm việc với Giám đốc công ty trên cũng như những người có liên quan để làm rõ sự việc.

Theo https://tintucvietnam.vn/

Khẩu trang Quốc Bảo

Như đã thông tin, dựa trên phản ánh của phóng viên Cuộc sống an toàn về việc nhiều đối tượng đã lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 để bán ra thị trường khẩu trang giả, nhái kém chất lượng, ngày 4/3/2020, Tổ công tác 304 của Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh; Đội Quản lý thị trường huyện Gia Bình và Vụ Trang thiết bị y tế, đã tiến hành làm việc với Công ty TNHH SX & TM thiết bị Quốc Bảo (trụ sở tại thôn Xuân Lai, xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Tại thời điểm cơ quan chức năng kiểm tra xưởng sản xuất, cùng với ghi nhận của phóng viên Cuộc sống an toàn, các dây chuyền của Công ty Quốc Bảo đang tiến hành sản xuất khẩu trang 3 lớp; 4 lớp có hình thức giống hệt khẩu trang y tế mà không có phòng hấp sấy tiệt trùng. Chất liệu sản xuất khẩu trang chỉ là loại vải không dệt, không có tác dụng kháng khuẩn như thông tin quảng cáo trên vỏ hộp. Nhà xưởng chật hẹp, tạm bợ, thiếu an toàn vệ sinh, nằm ngay phía sau căn nhà – nơi đăng ký trụ sở công ty. Nguyên liệu và sản phẩm được xếp đống dưới sàn nhà. Nhân viên sản xuất không có dụng cụ bảo hộ theo quy định. Nơi xếp đếm, đóng hộp sản phẩm là sàn gác xép ẩm thấp, bụi bặm tại xưởng sản xuất và sàn nhà của một hộ gia đình đối diện trụ sở Công ty Quốc Bảo.

Như vậy, Công ty Quốc Bảo đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quy định công bố chất lượng sản phẩm; ghi nhãn hàng hoá không đúng với chất lượng thực tế của sản phẩm và điều kiện sản xuất không đảm bảo vệ sinh, cố tình lừa dối người tiêu dùng nhằm mục đích trục lợi về kinh tế. Hoạt động sản xuất và thương mại của họ có thể gây ra những hệ luỵ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự an toàn của người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến cực kỳ phức tạp, khó lường.

https://cuocsongantoan.vn/

Khẩu trang HAFAVINAPRO và Gauze Mask VINAPRO

Ngày 6/4, Công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An cho biết, đơn vị này vừa khám xét khẩn cấp nơi ở của người tên Phạm Bảo Quốc (SN 1985, ngụ ấp Mới 2, xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa). Tại thời điểm khám xét, Phạm Bảo Quốc không có mặt ở nhà. Lực lượng công an đã thu giữ tại phòng khách 2 kg tấm lót khẩu trang (khoảng 130 cái/kg), 3 kg vải màu xanh và trắng, 15 cái khẩu trang vải thành phẩm. Khu vực tầng trệt có 529 kg vải với nhiều loại màu khác nhau.

Trước đó, ngày 3/4 lực lượng 389 gồm Công an, Quản lý thị trường huyện Đức Hòa đã kiểm tra 2 căn hộ của bà Nguyễn Thị Tím và Nguyễn Thị Bích Thủy (cùng ngụ ấp Mới 2, xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa). Qua kiểm tra đã thu giữ 255 kg khẩu trang y tế đã qua sử dụng, 830 vỏ hộp khẩu trang y tế mang nhiều nhãn hiệu khác nhau.

Đặc biệt, tại hai căn nhà trên, lực lượng còn thu được hơn 24.000 cái khẩu trang y tế đã đóng vào hộp (50 cái/hộp) mang nhãn hiệu HAFAVINAPRO, Gauze Mask VINAPRO. Hơn 148 bộ đồ bảo hộ y tế không nhãn hiệu. 789 chai nước rửa tay nhãn hiệu Handwash và BIGCARE cùng 30 lít dung dịch màu xanh không nhãn hiệu

Khẩu trang Forture

Vào lúc 11 giờ 30 ngày 07/3/2020, tại km 643 Quốc lộ 1A xã Trung Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Đội QLTT số 5 – Cục QLTT Quảng Bình đã phối hợp với Phòng Cảnh sát Giao thông – Công an tỉnh Quảng Bình đã tiến hành khám đối với phương tiện vận tải là xe ô tải mang BKS số 29C-752.56 do ông Đặng Đình Tiến có địa chỉ tại Yên Thành, phường Biên Giang, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội điều khiển.

Quá trình khám phương tiện vận tải, Đoàn kiểm tra phát hiện trên xe ô tô tải mang BKS 29C-752.56 vận chuyển hàng hóa có dấu hiệu vi phạm là 75.000 chiếc khẩu trang. Trong đó, có 550 hộp khẩu trang y tế hiệu FORTURE loại 4 lớp, 50 chiếc/hộp, sản xuất tại Việt Nam; 950 gói khẩu trang y tế loại 4 lớp, 50 chiếc/gói, sản xuất tại Việt Nam (có 950 cái vỏ hộp đựng kèm theo). Trị giá hàng hóa ước tính 100 triệu đồng.

Qua kiểm tra, đối chiếu giữa hàng hóa thực tế vận chuyển trên xe ô tô tải số 29C-752.56 với hàng hóa được thể hiện trên hóa đơn cho thấy không trùng khớp về số lượng, Đoàn kiểm tra đã lập biên bản tạm giữ toàn bộ số hàng hóa có dấu hiệu vi phạm về hóa đơn, chứng từ trên để xác minh và xử lý theo quy định.

https://moit.gov.vn/

 

Để lại một bình luận