Mục lục
Cơ quan nào có nhiệm vụ xử lý hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng? Quy định mức phạt cụ thể như thế nào?
Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do virus corona chủng mới gây ra đang diễn biến ngày một phức tạp hơn mỗi ngày. Hà Nội, TPHCM và các tỉnh thành cũng đã có quy định bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng. Câu hỏi đặt ra là cơ quan nào sẽ xử phạt? Xử lý hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng theo nghị định nào, mức phạt là bao nhiêu? Khẩu trang N99 sẽ thông tin đến bạn cụ thể qua bài viết sau.
Thẩm quyền xử phạt thuộc về cơ quan chức năng nào?
Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, nghiêm cấm hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Vì vậy, hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng, chống Covid-19 sẽ bị xử phạt theo quy định.
Theo Điều 89, Điều 90 Nghị định 176/2013/NĐ-CP, hành vì không đeo khẩu trang nơi công cộng sẽ bị xử phạt hành chính, thẩm quyền xử lý thuộc về Chủ tịch UBND cấp xã, thanh tra y tế
“Điều 89. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
…
Điều 90. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra y tế
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;…”
Mức xử phạt hành chính cụ thể là bao nhiêu
Hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế (không đeo khẩu trang nơi công cộng) sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng (theo điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP).
“Điều 11. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;…”
Ngoài ra còn những hành vi nào sẽ bị xử phạt liên quan đến dịch bệnh Covid-19?
Tung tin giả về dịch bệnh Covid-19
1/ Trên các mạng xã hội:
– Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
– Căn cứ: Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
2/ Trên các trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp:
– Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng.
– Căn cứ: Khoản 3 Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP.
Tăng giá bán khẩu trang
– Bán cao hơn giá bán niêm yết: Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
– Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ, niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn: Phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng.
Trường hợp vi phạm nhiều lần; tái phạm thì bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
– Căn cứ: Khoản 5 Điều 1 Nghị định 49/2016/NĐ-CP và Khoản 3 Nghị định 109/2013/NĐ-CP.
Không khai báo, che dấu dịch Covid-19
Thủ tướng Chính phủ đã công bố dịch COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A (Quyết định 447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020)
– Không khai báo khi phát hiện người mắc bệnh: Phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 500 ngàn đồng.
– Che giấu hiện trạng bệnh của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh; không thực hiện việc xét nghiệm phát hiện bệnh theo yêu cầu: Phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng.
– Che dấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh: Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.
– Căn cứ: Điều 6, Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP.
Vi phạm các quy định về cách ly
– Từ chối hoặc trốn tránh cách lý: Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 10 triệu đồng tùy trường hợp (Điều 10 Nghị định 176/2013)
– Trường hợp từ chối hoặc trốn tránh cách ly làm lây lan dịch bệnh dịch thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người với hình phạt có thể lên đến 12 năm tù (Điều 240 BLHS 2015).
Vứt khẩu trang đã qua sử dụng không đúng nơi quy định
– Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
– Trường hợp vứt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thông thoát nước mặt trong khu vực đô thị thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng.
– Căn cứ: Điểm c, d Khoản 1 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.
Chống người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch
Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thì bị xử lý theo Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015.
Không khai báo y tế, khai báo gian dối làm lây truyền dịch bệnh cho người khác
Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thì bị xử lý theo Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015.
Không đeo khẩu trang theo yêu cầu phòng, chống dịch
– Cá nhân có hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng Covid-19 có thể bị phạt tối đa đến 300 nghìn đồng.
– Căn cứ: Điểm a Khoản 1 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP.
Lưu ý: Trên đây là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Nguồn: Bộ Y Tế