Mục lục
Những lưu ý khi đeo khẩu trang nơi công cộng
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu. Tại Việt Nam đến nay đã ghi nhận 57 ca nhiễm (16 ca đã chữa khỏi hoàn toàn. Do đó, từ ngày 16/3/2020, người dân trên khắp cả nước thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang nơi công cộng, tập trung đông người như siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe, và trên các phương tiện giao thông công cộng.
Để khẩu trang không thành “ổ bệnh”, hãy chú ý những việc sau nhé!
1. Sờ tay thường xuyên lên khẩu trang
![Không sờ tay lên khẩu trang khi đang đeo](https://khautrangn99.com/wp-content/uploads/2020/03/Không-sờ-tay-lên-khẩu-trang-khi-đang-đeo.jpg)
Không sờ tay lên khẩu trang khi đang đeo
Đeo khẩu trang liên tục trong suốt nhiều giờ thường gây cảm giác ngộp thở, khó chịu, hơi ẩm làm mờ mắt kính, da mặt cảm thấy ngứa rát,… Đồng thời, thói quen đưa tay lên xoa mũi, dụi mắt là bản năng của mỗi người. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng bất cứ ai đều sẽ đưa tay lên vùng mặt ít nhất 10 lần trong 1 tiếng đồng hộ, tần suất vô cùng lớn. Tuy nhiên hiện nay việc đeo khẩu trang là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mỗi người.
Khẩu trang là lớp bảo vệ ngăn ngừa virus đi thẳng vào hệ hô hấp, làm suy giảm hệ miễn dịch, gây tổn thương phổi. Do đó cần chú ý hạn chế KHÔNG chạm tay vào khẩu trang khi đang đeo, làm mất tác dụng lá chắn của khẩu trang.
2. Sờ vào mặt ngoài khẩu trang
Mặt ngoài của khẩu trang giống như tấm giáp ngăn không cho vi khuẩn, virus tiếp cận vùng mũi miệng – là cửa sổ tự nhiên để từ đó mầm bệnh xâm nhập vào họng – phổi và gây bệnh. Những gì chúng ta tiếp xúc sẽ được lưu lại ở bề mặt ngoài của khẩu trang biến nó thành “ổ bệnh”. Nếu đưa tay lên sờ vào bề mặt ngoài khẩu trang mà không sát khuẩn tay ngay sau đó là vô tình đưa hết những gì bẩn nhất từ khẩu trang vào tay mình. Từ bàn tay, mọi người lại sờ lên mặt, phát tán vi khuẩn đi nơi khác…
Lúc này, mọi người cần tự ý thức để hạn chế đưa tay lên cùng mặt vì đó là thói quen mất vệ sinh nếu đôi bàn tay ta đang bẩn. Trước khi đưa tay lên vùng mặt hoặc sửa khẩu trang cần rửa tay, sát khuẩn tay nhanh. Sau khi sát khuẩn tay nhanh, luồn ngón tay của mình vào mặt trong của khẩu trang (vùng sạch) để chỉnh sửa khẩu trang.
3. Không vứt bỏ hoặc không giặt sau một ngày dùng
Khẩu trang y tế thông thường là vật dụng không thể thiếu đối với nhiều người. Tuy nhiên mọi người lại có thói quen đeo đi đeo lại khẩu trang trong 1 vài ngày sử dụng.
Ngoài ra nhiều người còn có thói quen sử dụng khẩu trang vải nhưng không giặt với xà phồng sát khuẩn sau mỗi lần (ngày) sử dụng. Họ sử dụng mỗi ngày sau đó treo lên hay thậm chỉ đút túi áo khoác để hôm sau ra đường tiện sử dụng tiếp.
Điều này rất nguy hiểm vì sau một ngày dài nơi công cộng, khẩu trang lưu trên không biết bao nhiêu chất bẩn, hạt nước bọt của mọi người. Các loại virus, vi khuẩn sau một đêm có thể xâm nhập lên toàn bộ chiếc khẩu trang. Tốt nhất với khẩu trang dùng 1 lần bắt buộc bỏ vào thùng rác có nắp đậy và giặt với xà bông sát khuẩn với khẩu trang vải trước khi dùng lại.
4. Đeo khẩu trang để lộ mũi ra ngoài
![Đeo khẩu trang không đúng cách](https://khautrangn99.com/wp-content/uploads/2020/03/Đeo-khẩu-trang-không-đúng-cách.jpg)
Đeo khẩu trang không đúng cách
Đeo khẩu trang liên tục nhiều giờ thường gây cảm giác bí hơi khó thở. Do đó có một số người thường có thói quen đeo lộ mũi ra cho “dễ thở”, “không bí bách”. Như vậy khẩu trang đã hoàn toàn mất đi tác dụng phòng vệ, lá chắn bảo vệ sức khỏe của bạn.
![cach-deo-khau-trang-y-te-dung-cach-de-tranh-lay-cac-benh-ho-hap-3](https://khautrangn99.com/wp-content/uploads/2020/03/cach-deo-khau-trang-y-te-dung-cach-de-tranh-lay-cac-benh-ho-hap-3.jpg)
cach-deo-khau-trang-y-te-dung-cach-de-tranh-lay-cac-benh-ho-hap-3
Khi đeo khẩu trang cần chú ý điều chỉnh thanh cánh mũi Các hạt dịch vi khuẩn bắn thẳng vào mũi, đi thẳng vào hệ hô hấp gây tổn thương phổi, suy giảm hệ miễn dịch.
![Đeo khẩu trang nơi công cộng](https://khautrangn99.com/wp-content/uploads/2020/03/Đeo-khẩu-trang-nơi-công-cộng.jpg)
Đeo khẩu trang nơi công cộng
Hay khi tháo bỏ khẩu trang vẫn dùng tay nắm vào mặt ngoài mà không nắm vào hai sợi dây bên tai. Sau khi tháo bỏ khẩu trang (để ăn trưa, để uống nước, để vứt đi…) chưa có thói quen rửa tay, sát khuẩn tay nhanh.
5. Vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng quy định
![Bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng - lưu ý khi sử dụng](https://khautrangn99.com/wp-content/uploads/2020/03/Bắt-buộc-đeo-khẩu-trang-nơi-công-cộng-lưu-ý-khi-sử-dụng.jpg)
Bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng – lưu ý khi sử dụng
Đeo khẩu trang để ngăn các hạt dịch vi khuẩn bắn vào mặt, sử dụng xong khẩu trang cũng cần vứt khẩu trang đúng nơi quy định để không nảy mầm dịch bệnh.
![Lưu ý để không lây lan mầm bệnh khi sử dụng khẩu trang nơi công cộng](https://khautrangn99.com/wp-content/uploads/2020/03/Lưu-ý-để-không-lây-lan-mầm-bệnh-khi-sử-dụng-khẩu-trang-nơi-công-cộng.jpg)
Lưu ý để không lây lan mầm bệnh khi sử dụng khẩu trang nơi công cộng
Hành động này vô tình sẽ biến chiếc khẩu trang bạn sử dụng “ổ bệnh” lây lan cộng đồng. Câu chuyện người bác sĩ “siêu lây nhiễm” tại khách sạn Metropole ở Hồng Kong trong dịch SARS 17 năm về trước là một ví dụ khi các nghiên cứu chỉ ra rằng, có thể bác sĩ ấy đã để lại “bệnh phẩm” trên lối đi của hành lang dãy phòng khách sạn và rất nhiều người vô tình đi qua rồi lây nhiễm.
6. Lạm dụng khẩu trang y tế
Trong thời kỳ dịch bệnh đang phức tạp này, mỗi người dân hãy cùng chung tay phòng dịch: tuân thủ đeo khẩu trang nơi công cộng để tự bảo vệ chính mình. Mỗi người nên sử dụng 2, 3 chiếc khẩu trang vải kháng khuẩn chống nước để sử dụng thay cho khẩu trang y tế.
Giặt khẩu trang vải kháng khuẩn mỗi ngày sau khi sử dụng, phơi dưới nắng để tiêu diệt vi khuẩn tốt hơn.
Xem ngay: Khẩu trang vải kháng khuẩn Shibi
Hạn chế dùng khẩu trang y tế/ khẩu trang N95, bởi nếu lạm dụng các khẩu trang này rất tốn kém và gây ô nhiễm môi trường. Những khẩu trang chuyên dụng này nên được ưu tiên cho các cán bộ nhân viên y tế và người dân ở tâm dịch, đang được cách ly theo dõi.