Khẩu trang, Thông tin hữu ích

Khẩu trang vải kháng khuẩn như thế nào là tốt?

Khẩu trang vải kháng khuẩn N99

Khẩu trang vải kháng khuẩn như thế nào là tốt?

Thị trường khẩu trang y tế, khẩu trang 3M chuẩn N95 cháy hàng. Doanh nghiệp lấn sân sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn phòng chống dịch. Vậy khẩu trang vải kháng khuẩn như thế nào là tốt có thể phồng chống dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 được không?

Cùng tìm hiểu qua chia sẽ của TS. Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia, City of Hope, California, Mỹ, cố vấn khoa học Ruy Băng Tím về cách sử dụng khẩu trang vải đúng cách nhé!

Khẩu trang Vinatex bán ở đâu

Khẩu trang vải như thế nào đủ chuẩn phòng chống Virus Corona?

Dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã và đang lan rộng khắp các quốc gia, vùng lãnh thổ, gây nên tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu.

Nhiều người đặt câu hỏi: “Khẩu trang y tế, N95 ‘cháy’ hàng. Vậy có thể dùng khẩu trang vải thay thế trong công tác phòng dịch do virus corona được hay không?”.

Tôi trả lời là có. Tuy nhiên, đây không phải sự lựa chọn tối ưu nhất.

Các sợi vải có lỗ hở lớn hơn khẩu trang y tế và N95 nên khả năng cản giọt dịch nhỏ thấp hơn. Tuy nhiên, chúng cũng giảm được sự nhiễm khi các hạt dịch được thấm hút lên khẩu trang, cản virus vào trong đường hô hấp.

Khẩu trang vải tái sử dụng nên giặt thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn hàng ngày và phơi khô dưới nắng. Ngoài ra, khi chọn mua khẩu trang, người tiêu dùng nên lựa chọn loại ghi rõ nguyên liệu, khả năng kháng bụi, kháng khuẩn.

Trong một số phạm vi có khả năng tiếp xúc mầm bệnh cao, ví dụ nơi được xác định có người bệnh thì phải mang khẩu trang y tế.

Như vậy KhaaruTrangN99 đã giúp bạn trả lời câu hỏi: Khẩu trang vải kháng khuẩn như thế nào là tốt?. Sử dụng khẩu trang vải kháng khuẩn cần lựa chọn mẫu khẩu trang vừa có khả năng kháng khuẩn, vải dệt tương đối dày, có khả năng chống thấm để ngăn cản các giọt dịch nhỏ, hắt hơi, ho từ người khác vào đường hô hấp của bản thân.

Về tiêu chuẩn kháng khuẩn

Theo ông Nguyễn Văn Thông, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu dệt may, trước đây và cho đến hiện tại, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, việc đưa các chất kháng khuẩn lên vải chủ yếu được thực hiện sau công đoạn tẩy trắng, nhuộm màu hoặc in hoa theo các cách khác nhau: ngấm ép, tráng phủ hoặc phun… Xử lý theo phương pháp này, vải thành phẩm có khả năng diệt tới 90% khuẩn sau 1 h tiếp xúc và giảm còn 60-70% sau một số lần giặt (sau 10 hoặc 20 lần giặt tùy theo loại chất kháng khuẩn sử dụng). Ưu điểm của công nghệ này là có thể xử lý các lô hàng nhỏ, nhanh và linh hoạt trong việc sản xuất và cung ứng sản phẩm cho khách hàng, phù hợp với yêu cầu cung cấp kịp thời vải kháng khuẩn cho sản xuất khẩu trang vải.

Các chất kháng khuẩn được sử dụng nhiều trong sản xuất vải kháng khuẩn tại Việt Nam có thể kể đến như Silvadur 930 FLEX antimicrobial (Dow), Ruco-Bac AGL, Guc-BAC AGP (Rudolf group), Ablusil Q-Guard (Taiwan surfactant), sanitized TH22-27 (Clariant), Agion® AM-B10G (Agion) và chế phẩm từ Chitosan.

Ông Thông cũng cho biết, có hai nhóm phương pháp thử để đánh giá khả năng kháng khuẩn của vật liệu dệt. Một là các phương pháp định tính gồm AATCC TM147 và AATCC TM30 (kháng nấm) (Hiệp hội các nhà Hóa dệt và hóa màu vật liệu dệt Mỹ), ISO/DIS 20645, EN ISO 20645 và ISO 11721 và SN195 920 (921 – kháng nấm) (Tiêu chuẩn Thụy Sỹ).

Hai là, các phương pháp định lượng gồm AATCC 100, ISO 20743, SN 195924, JIS L1902 và ASTM E 2149. Các phương pháp định lượng được áp dụng rộng rãi hơn dù tốn thời gian và chi phí vì phải đếm số lượng vi khuẩn thực tế và xác định mức độ hoạt động diệt khuẩn/diệt nấm. Bên cạnh đó, phương pháp này có thể sử dụng cho tất cả các loại vật liệu dệt và chất kháng khuẩn và có thể thực hiện các so sánh giữa các phương pháp xử lý kháng khuẩn khác nhau cũng như các mức độ xử lý khác nhau trên cùng một loại vật liệu.

Các phương pháp được thừa nhận và sử dụng nhiều trong thương mại dệt may quốc tế là AATCC 100, ISO 20743 và AATCC 147.

Hiện tại, Trung tâm Thí nghiệm dệt may thuộc Công ty Cổ phần Viện Nghiên cứu dệt may là đơn vị tại Việt Nam có khả năng thử nghiệm khả năng kháng khuẩn của vải theo tiêu chuẩn AATCC 100, ISO 20743 và AATCC 147 được công nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 17025: 2017 và được thừa nhận quốc tế.

Như vậy, khi lựa chọn sản phẩm khẩu trang vải kháng khuẩn, cần xem xét tiêu chuẩn đo lường kháng khuẩn của loại khẩu trang đó. Hiện nay tại Việt Nam tiêu chuẩn định lượng AATCC 100 được ưu tiên do có khả năng đo lường và tính toán số lượng vi khuẩn, nấm sau mỗi lần giặt từ đó cho kết quả chính xác nhất về khả năng kháng khuẩn.

Về tiêu chuẩn chống nắng

Công nghệ dệt vải chống tia UV có ba loại:

1. Vải được dệt bằng sợi có tính năng phản xạ tia tử ngoại có kết hợp thành phần ceramic fiber, hiệu quả chống nắng tốt, tỷ lệ che chắn cao, tính năng chống tia tử ngoại bền lâu theo tuổi thọ của vải.

2. Thành phần chống tia tử ngoại được cho vào trong quá trình nhuộm, hiệu quả không lâu và không bền khi qua nhiều lần giặt.

3. Kết hợp giữa vải và lớp keo có tính năng cách ly tia tử ngoại hợp thành, loại vải này đa phần dùng để sản xuất ô, dù chống nắng.

Vì vậy, khi mua hàng, người tiêu dùng nên chọn những sản phẩm có chứng nhận chất lượng. Những loại có chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn cấp quốc gia sẽ tốt hơn để bảo vệ sức khỏe.

Một số tiêu chuẩn đo lường khả năng chống UV của vải là AS/NZS 4399:2017, tiêu chuẩn này đo lường kết quả ngăn ngừa tia UV theo phổ sau:

Thang đo khả năng chống tia UV

Thang đo khả năng chống tia UV

Về khả năng kháng nước/ chống thấm

Theo lời chia sẽ của TS. Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia, City of Hope, California, Mỹ, cố vấn khoa học Ruy Băng Tím, khẩu trang chống dịch corona còn cần có khả năng chống thấm.

  • Khẩu trang y tế được sản xuất từ vải không dệt, có khả năng kháng nước, giữ lớp dịch ở ngoài lớp vải, chống thấm vào trong từ đó có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào đường hô háp.
  • Khẩu trang hãng 3M đạt chuẩn N95, R95 hay P2 (theo tiêu chuẩn châu Âu) cũng có khả năng tương tự để chống thấm nước, giữ an toàn cho người sử dụng.

Ngoài ra, theo nghiên cứu, virus corona tồn tại trên bề mặt vải hay các vật dụng thông thường chỉ cần giặt sạch với xà phồng, đem phơi dưới nắng là có thể tiêu diệt được.

Như vậy cần lựa chọn loại vải có khả năng chống nước/ chống thấm ở bề mặt ngoài cùng với đó là lớp vải kháng khuẩn bên trong để đạt được độ an toàn cao.

Ngoài ra trong quá trình sử dụng (đeo khẩu trang), tuyệt đối không chạm tay vào bề mặt khẩu trang. Sau khi sử dụng, chỉ cầm dây đeo khẩu trang để tháo ra và ngâm dung dịch xà phòng/sát khuẩn để giặt sạch và phơi dưới nắng, đồng thời rửa tay sạch ngay lập tức.

 

Bên trên là những thông tin Khẩu trang N99 tìm hiểu và tổng hợp lại về kiến thức phòng dịch cũng như cách lựa chọn khẩu trang vải kháng khuẩn tốt, phù hợp với mọi người. Mọi ý kiến các bạn để lại comment bên dưới cùng thảo luận và chia sẽ kiến thức nhé!

Ngoài ra tại Khẩu trang N99 cũng đang có bán khẩu trang vải kháng khuẩn 2 lớp luôn đấy ạ! Gọi ngay hotline 037 2323 007 để có cho mình 1 chiếc khẩu trang kháng khuẩn đúng chuẩn nhé!

Khẩu-trang-vải-kháng-khuẩn-tốt

Khẩu-trang-vải-kháng-khuẩn-tốt

Xem ngay: Khẩu trang vải kháng khuẩn chống nước SHIBI

Trả lời