Mục lục
Những lưu ý khi lựa chọn khẩu trang cho bé phòng ngừa các bệnh hô hấp hiện nay
Hiện nay với sự phát triển của xã hội, sự biến đổi khí hậu toàn cầu, ô nhiễm môi trường, sự gia tăng lượng khí thải, bụi bẩn… nhất là ở các đô thị lớn mật độ dân cư đông như Hà Nội, TP.HCM dẩn đến tỷ lệ các bé bị nhiễm một số bệnh hô hấp ngày càng nhiều. Khẩu trang N99 chia sẽ đến các bạn cách lựa chọn khẩu trang trẻ em phù hợp để phòng ngừa các bệnh hô hấp thường gặp cho bé nhà mình nha.
Các căn bệnh về đường hô hấp thường gặp ở trẻ
Viêm đường hô hấp ở trẻ em
Viêm đường hô hấp trên là tình trạng viêm nhiễm ở các bộ phận thuộc đường hô hấp trên bao gồm: mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản. Là những bộ phận có chức năng lấy không khí từ bên ngoài cơ thể, làm ấm, sưởi ấm và lọc khí trước khi đưa vào phổi. Đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên rất dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm.
Nguyên nhân gây bệnh:
Viêm đường hô hấp ở trẻ dưới 5 tuổi hầu hết do nhiễm virus (chủ yếu là những loại virus lành tính). Một số loại virus đáng chú ý là virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm, virus á cúm, virus sởi, Adenovirus (còn gọi là virus hạch), Rhinovirus, Enterovirus, Cornavirus và một số loài nấm…
Ở nước ta, nhiễm vi khuẩn vẫn được xem là nguyên nhân phổ biến gây viêm đường hô hấp cấp ở trẻ, đứng đầu là vi khuẩn Hemophilus influenzae tuýp B (viết tắt là Hib). kế đến là phế cầu khuẩn có tên khoa học là Streptococcus Pneumonia, liên cầu khuẩn, tụ cầu, vi khuẩn Bordetella, vi khuẩn Klebsiella pneumoniae, vi khuẩn Chlamydia trachomatis…
Ngoài ra, viêm đường hô hấp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: có thể do dị ứng với thời tiết, với các loại dị nguyên khác nhau (kháng nguyên) có trong không khí, trong bụi, dị ứng hoặc tác động của hóa chất, khói thuốc lá (hoặc hút hoặc hít phải khói thuốc lá, thuốc lào do người khác nhả ra).
Viên phổi ở trẻ em
Viêm phổi bao gồm viêm phế quản phổi, viêm phổi mô kẽ, viêm phổi thuỳ. Đây đều là các tình trạng viêm đường hô hấp và nhu mô phổi, khi đó một số loại vi khuẩn và virus phát triển tạo ra mủ và chất nhầy trong phế nang, làm cho oxy không tới được hệ tuần hoàn. Điều này liên quan mật thiết đến các triệu chứng điển hình của viêm phổi.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong ở đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi. Hàng năm, tại Việt Nam có tới 1/3 số ca trẻ em tử vong là do viêm phổi. Bệnh có thể lây nhiễm, tuy nhiên cũng có thể phòng tránh bằng một số biện pháp cụ thể.
Nguyên nhân gây bệnh:
Các lứa tuổi khác nhau thường gặp phải các tác nhân gây bệnh khác nhau. Đa số trường hợp gây ra viêm phổi ở trẻ em là virus, bao gồm RSV (Respiratory Syncytial Virus), Adenovirus, Parainfluenza virus, Influenza virus. Những chủng virus này có thể lây lan nhanh theo đường hô hấp, đặc biệt là trong thời tiết thay đổi đột ngột, giao mùa, điều kiện vệ sinh môi trường không tốt. Ngoài ra cũng có những trường hợp mắc viêm phổi do vi khuẩn, thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae,Staphylococcus aureus . Trẻ sinh non, suy dinh dưỡng, mắc các dị tật bẩm sinh đều có nguy cơ viêm phổi cao hơn các trẻ khác.
Viêm phổi ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm cấp tính, rất dễ lây lan và có thể đe dọa tới tính mạng của trẻ. Bệnh viêm phổi có thể lây truyền từ bệnh nhân sang những người xung quanh. Bệnh nhân viêm phổi có thể phát tán mầm bệnh như virus, vi khuẩn, nấm… qua những hạt nước bọt nhỏ li ti bắn ra khi ho, hắt hơi hay nói chuyện…
Các biện pháp phòng ngừa các bệnh lây qua đường hô hấp ở trẻ nhỏ
Nguyên tắc chung của phòng tránh các bệnh lây qua đường hô hấp là giảm tiếp xúc với các tác nhân và điều kiện thuận lợi gây bệnh:
- Rửa tay trước và sau khi ăn
- Sử dụng khẩu trang khi ra ngoài phòng tránh lây nhiễm
- Tránh tiếp xúc với người ốm
- Không dùng chung đồ dùng sinh hoạt với người ốm
- Giữ vệ sinh môi trường sống
- Tiêm vắc xin phòng bệnh theo phác đồ của Bác sĩ cho từng độ tuổi của bé
- Đối với phụ nữ có thai: khám sàng lọc phát hiện dị tật bẩm sinh, theo dõi và chăm sóc sức khoẻ hợp lý, tránh các trường hợp sinh non, suy dinh dưỡng, thiếu cân.
- Cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh tiến triển nặng hơn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Như vậy quý phụ huynh cần lưu giữ gìn môi trường xung quanh bé luôn sạch sẽ thoáng mát, các vật dụng bé sử dụng cũng cần được đảm bảo vệ sinh và khử trùng thường xuyên. Ngoài ra khi cần đưa bé đến các nơi đông người, môi trường khói bụi cần cho bé đeo khẩu trang để bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây hại, nhất là trong mùa dịch Covid 19 hiện nay.
Các tiêu chí chọn khẩu trang trẻ em phù hợp
Thiết kế ôm khít khuôn mặt bé
Khuôn mặt trẻ em ở độ tuổi khác nhau có kích thước khác nhau. Vì vậy cần lưu ý lựa chọn khẩu trang có kích thước vừa vặn, ôm khít khuôn mặt bé. Ngoài ra khẩu trang nên có nút điều chỉnh quai để phù hợp với bé.
Cần lưu ý lựa chọn khẩu trang thật sự khít mặt bé, có như vậy mới phòng ngừa virus xâm nhập làm hại đến các cơ quan hô hấp của bé
Khẩu trang trẻ em nên có khả năng kháng nước
Nghiên cứu mới cho thấy những giọt nước bọt siêu nhỏ mang mầm bệnh có thể tồn tại trong không khí một khoảng thời gian dài.
- Những giọt nước bọt siêu nhỏ phát ra khi chúng ta nói lớn tiếng, hoặc thở mạnh
- Giọt bắn nhỏ hơn 10 Micromet (1/100mm)
- Những giọt nước siêu nhỏ chứa rất nhiều virus
- Trong phòng kín, không thông gió có nguy cơ lây nhiễm cao.
Vi khuẩn, virus gây bệnh lây lan qua các giọt bắn khi hắt hơi, trò chuyện. Do đó lựa chọn khẩu trang cho bé cần chú ý chọn loại vải có khả năng kháng nước ở mặt ngoài để giảm thiểu tác hại gây đến cho bé.
Có khả năng kháng khuẩn (đối với khẩu trang vải)
Sử dụng khẩu trang lớp ngoài có khả năng kháng nước giúp giảm thiểu khả năng vi khuẩn xâm nhập vào các sợi vải gây nguy cơ nhiễm bệnh cho bé. Ngoài ra lớp vải bên trong khẩu trang cần được sử dụng vải kháng khuẩn để “tiêu diệt” chúng, ngăn ngừa sự xâm nhập gây hại đến hệ hô hấp của trẻ.
Đối với tiêu chuẩn kháng khuẩn: có hai nhóm phương pháp thử để đánh giá khả năng kháng khuẩn của vật liệu dệt. Một là các phương pháp định tính gồm AATCC TM147 và AATCC TM30 (kháng nấm) (Hiệp hội các nhà Hóa dệt và hóa màu vật liệu dệt Mỹ), ISO/DIS 20645, EN ISO 20645 và ISO 11721 và SN195 920 (921 – kháng nấm) (Tiêu chuẩn Thụy Sỹ).
Hai là, các phương pháp định lượng gồm AATCC 100, ISO 20743, SN 195924, JIS L1902 và ASTM E 2149. Các phương pháp định lượng được áp dụng rộng rãi hơn dù tốn thời gian và chi phí vì phải đếm số lượng vi khuẩn thực tế và xác định mức độ hoạt động diệt khuẩn/diệt nấm. Bên cạnh đó, phương pháp này có thể sử dụng cho tất cả các loại vật liệu dệt và chất kháng khuẩn và có thể thực hiện các so sánh giữa các phương pháp xử lý kháng khuẩn khác nhau cũng như các mức độ xử lý khác nhau trên cùng một loại vật liệu.
Các phương pháp được thừa nhận và sử dụng nhiều trong thương mại dệt may quốc tế là AATCC 100, ISO 20743 và AATCC 147.
Như vậy, khi lựa chọn sản phẩm khẩu trang vải kháng khuẩn, cần xem xét tiêu chuẩn đo lường kháng khuẩn của loại khẩu trang đó. Hiện nay tại Việt Nam tiêu chuẩn định lượng AATCC 100 được ưu tiên do có khả năng đo lường và tính toán số lượng vi khuẩn, nấm sau mỗi lần giặt từ đó cho kết quả chính xác nhất về khả năng kháng khuẩn.
Có khả năng chống bụi siêu mịn pm2.5 bảo vệ toàn diện lá phổi của trẻ
Bụi mịn pm2.5 là gì
Bụi là danh từ chỉ một hỗn hợp phức tạp chứa các hạt vô cơ và hữu cơ ở dạng lỏng hoặc rắn, có khả năng bay lơ lửng trong không khí. Bụi hay hợp chất có trong bụi được gọi chung là Particulate Matter, ký hiệu pm.
Khi nồng độ bụi mịn pm2.5 trong không khí ở ngoài trời tăng lên thì sẽ làm cho không khí bị mờ đi và tầm nhìn bị giảm trông giống như sương mù. Bụi mịn pm2.5 có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường hô hấp và gây nên một số bệnh nguy hiểm như đột quỵ, tim mạch, ung thư….Người thường xuyên phải tiếp xúc với bụi mịn có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe như hắt hơi, sổ mũi, khó thở, khô mắt…khi tiếp xúc lâu dài thì sẽ làm gia tăng tỷ lệ giảm chức năng phổi, viêm phế quản mãn tính và tăng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi và bệnh tim ở người bệnh.
Tại sao nên dùng khẩu trang chống bụi siêu mịn cho bé?
Hiện nay khi sự ô nhiễm không khí đang gia tăng từng ngày, cùng với đó là sự bùng phát của các dịch bệnh lây qua đường hô hấp gây nguy hiểm đến con người.
Hình ảnh bụi siêu mịn được chụp ở TPHCM tại quận Bình Thạnh về hướng tòa Landmark 81. Như vậy có thể thấy, nếu di chuyển ngoài đường nhiều giờ bằng xe máy, bạn nên dùng khẩu trang chống bụi siêu mịn cho bé.
Tuy nhiên không nên lạm dụng loại khẩu trang này mọi lúc mọi nơi. Phổi trẻ nhỏ ở giai đoạn đang phát triển cần được cung cấp đủ oxi sạch để có thể hoàn thiện mọi chức năng thật tốt. Do đó bạn không nên cho bé đeo khẩu trang chống bụi siêu mịn pm2.5 24/24 khi ra ngoài. Bạn chỉ nên dùng khẩu trang trẻ em cho bé khi đang lưu thông trên đường hay ở các nơi có chỉ số ô nhiễm cao.
Ngoài ra nếu đi siêu thị, khu vui chơi hay trung tâm mua sắm bạn có thể để bé thoải mái vui chơi.
Chất liệu mềm mại phù hợp với làn nha dạy cảm của bé
Ngoài việc xem xét đến các chức năng khẩu trang, bạn còn nên chú ý đến chất liệu khẩu trang. Khẩu trang trẻ em cần được làm từ chất liệu mềm mịn, không gây cọ sát hay khó chịu nếu cần đeo thời gian dài.
Làn da em bé vốn nhạy cảm, hãy đặc biệt lưu ý chất liệu khẩu trang để nâng niu làn da trẻ nhỏ nhé.
Nguồn: Tham khảo các tác nhân và nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp ở trẻ em từ phòng khám đa khoa Thành Công